KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM 2022 (NĂM HỌC 2022-2023)

Thứ hai - 07/03/2022 03:49
PHÒNG GD & ĐT TP ĐIỆN BIÊN PHỦ
TRƯỜNG TH SỐ 2 XÃ NÀ NHẠN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 46/KH-THNN2

 
                      Nà Nhạn, ngày 09 tháng 6  năm 2021
 
KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO  NĂM 2022
 (NĂM HỌC 2022 – 2023)
Thực hiện công văn số 1266/SGDĐT-KHTC ngày 03/6/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo năm 2022 (năm học 2022-2023);
Thực hiện công văn số 734/PGDĐT-GDMN ngày 08/6/2021 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố Điện Biên Phủ về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo năm 2022 (năm học 2022-2023);
Trường tiểu học số 2 xã Nà Nhạn xây dựng Kế hoạch thực hiện phát triển giáo dục và đào tạo năm 2022 (năm học 2022-2023) cụ thể như sau:
I. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm 2020 (Năm học 2020-2021)
1. Tình hình thực hiện  các chỉ tiêu chủ yếu.
1.1. Quy mô phát triển
a. Mạng lưới trường, lớp học
Năm học 2020-2021 nhà trường có: 11 lớp với 250 học sinh (số học sinh so với năm học 2019-2020 và chỉ tiêu được giao tăng 02 học sinh)
Trong đó: số điểm trường là 01 điểm trường.
b. Quy mô học sinh, tuyển mới
- Khối lớp 1: toàn trường có 02 lớp 46 học sinh trong độ tuổi, nhà trường đã thực hiện được 02 lớp 55 học sinh ra lớp đạt 100% kế hoạch giao.
- Khối lớp 2: toàn trường có 02 lớp 57 học sinh trong độ tuổi, nhà trường đã thực hiện được 02 lớp 61 học sinh ra lớp đạt 100% kế hoạch giao.
- Khối lớp 3: toàn trường có 03 lớp 62 học sinh trong độ tuổi, nhà trường đã thực hiện được 02 lớp 44 học sinh ra lớp đạt 100% kế hoạch giao.
- Khối lớp 4: toàn trường có 02 lớp 45 học sinh trong độ tuổi, nhà trường đã thực hiện được 02 lớp 40 học sinh ra lớp đạt 100% kế hoạch giao.
- Khối lớp 5: toàn trường có 02 lớp 40 học sinh trong độ tuổi, nhà trường đã thực hiện được 02 lớp 46 học sinh ra lớp đạt 100% kế hoạch giao.
- Huy động và duy trì số lượng đạt 100 %; không có học sinh bỏ học.
- Tuyển mới đầu cấp 46/46 học sinh, tỷ lệ 100%;
1.2. Phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
- Tổng số GV nhà trường: 18; Số GV đạt chuẩn trở lên 16/18, tỉ lệ 88,9%; 02/18,tỉ lệ 11,1%  chưa đạt chuẩn,  hiện đang theo học nâng chuẩn đảm bảo theo quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT.
- Hàng năm nhà trường chú ý tới việc quy hoạch và phối hợp với ngành chức năng bồi dường nâng cao trình độ kiến thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, tổ trưởng chuyên môn, cán bộ thư viện, tổng phụ trách đội...
1.3. Kết quả giáo dục tiểu học
a. Chất lượng môn Toán và Tiếng Việt năm học 2020-2021
- Môn Toán: Hoàn thành tốt: 68 em, tỷ lệ 27,2%
  Hoàn thành: 181 em, tỷ lệ 72,4%; Chưa hoàn thành: 01 em, tỷ lệ 0,4%
- Môn Tiếng Việt: Hoàn thành tốt: 68 em, tỷ lệ 27,2%
  Hoàn thành: 181 em, tỷ lệ 72,4%; Chưa hoàn thành: 01 em, tỷ lệ 0,4%
b. Kết quả về Năng lực
* Khối 1:
- Năng lực chung: Tốt 34 em, tỷ lệ 73,9%; Đạt 11 em, tỷ lệ 24,1%; CCG 01 em, tỷ lệ 2,0%.
- Năng lực đặc thù: Tốt 32 em, tỷ lệ 69,6%; Đạt 13 em, tỷ lệ 28,4%; CCG 01 em, tỷ lệ 2,0%.
* Khối 2 + 3 + 4 + 5: Tốt 160 em, tỷ lệ 78,4%; Đạt 44 em, tỷ lệ 21,6%;
c. Kết quả về Phẩm chất
* Khối 1: Tốt 44 em, tỷ lệ 95,7%; Đạt 02 em, tỷ lệ 4,3 %;
* Khối 2 + 3 + 4 + 5: Tốt 152 em, tỷ lệ 74,5%; Đạt 52 em, tỷ lệ 25,5%;
2. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2020-2021.
2.1. Đối với 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu
a. Rà soát, quy hoạch hợp lý mạng lưới trường, lớp
- Nhà trường thuộc trường hạng II, đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 năm 2017.
- Năm học 2020 – 2021 nhà trường có 11 lớp 250 học sinh, tỉ lệ bình quân 22,7 học sinh/lớp.
b. Nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ GV, cán bộ quản lý
- Trường có đội ngũ CBGV, NV đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, năng lực chuyên môn vững vàng, có trình độ ngoại ngữ, tin học cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực, đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường.
- 100% CBQL và GV tham gia bồi dưỡng thường xuyên và hoàn thành các modun chương trình GDPT mới, đáp ứng chuẩn nghề nghiệp.
- Tổ chức tập huấn cho CB, GV, NV sử dụng thành thạo các phần mềm như: phần mềm CSDLQG, phổ cập; kế toán; thư viện, thiết bị,  các phần mềm bồi dưỡng CM; dạy học trực tuyến … để áp dụng tốt trong công tác giảng dạy cũng như công tác quản lý. Động viên CB, GV, NV tự học, tự  bồi dưỡng để sử dụng hiệu quả phương tiện công nghệ thông tin phục vụ cho công việc.       
- Duy trì nâng cao hiệu quả trang thông tin điện tử của trường thường xuyên để tạo điều kiện tốt hơn cho CB, GV, NV và học sinh cũng như hỗ trợ tốt công tác giảng dạy của giáo viên trong trường.
- Có kế hoạch bồi dưỡng tại chỗ thông qua việc chỉ đạo có hiệu quả các hoạt động của tổ nhóm chuyên môn. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Tiếp tục thực hiện tốt việc nâng cao trình độ trên chuẩn đối với 02 giáo viên vào tháng 06/2021, phấn đấu đến năm 2023 đạt 100% GV có trình độ chuẩn.
- Chú trọng xây dựng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn là các nhà giáo có đầy đủ phẩm chất và năng lực theo thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên; là các nhà giáo có năng lực xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo quy định
- Đánh giá chất lượng đội ngũ thường xuyên, chính xác trên cơ sở đó có động viên khen thưởng kịp thời những CBGV, NV có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và nhiệm vụ phát triển nhà trường.
 - Tiếp tục phát huy hiệu quả việc đánh giá xếp loại giáo viên theo Thông tư 20/2018/TT-BGD-ĐT về quy định chuẩn nghề nghiệp. Củng cố hệ thống hồ sơ minh chứng, đánh giá một cách cụ thể nhằm giúp giáo viên có thể tự đánh giá và đánh giá đồng nghiệp để cùng nhận thấy những mặt mạnh, mặt yếu của mình từ đó có hướng phấn đấu cho bản thân.
- Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cốt cán, giáo viên có năng lực để xây dựng nguồn cán bộ chủ chốt trong nhà trường.
- Thực hiện kế hoạch giảng dạy, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.
- Chỉ đạo, tổ chức việc đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh; chuyển dần việc truyền thụ kiến thức cho học sinh sang tổ chức hoạt động học tập cho học sinh theo hình thức cá nhân, tổ, nhóm.
- Năm học 2020-2021 chỉ đạo thực hiện CTGDPT 2018 đối với lớp 1; Đánh giá học sinh lớp 1 theo thông tư 27/2018/TT-BGDĐT.
- Đẩy mạnh các phong trào thi đua và tạo môi trường làm việc tốt nhất để mỗi CB, GV, NV đều phấn khởi, tự tin, muốn cống hiến và gắn kết với nhà trường.
- Thực hiện nghiêm túc, đúng, đủ các chế độ chính sách đối với CBQL, GV, NV.
c. Nâng cao chất lượng giáo dục
- Chú trong chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện học sinh, đặc biệt là giáo dục đạo đức kết hợp dạy chữ với dạy người, giáo dục thực hiện tốt các kỹ năng sống và chất lượng các môn học văn hóa.
- Mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học và khâu đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, chương trình của bậc học.
- Đổi mới các hình thức hoạt động, sinh hoạt ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt ngoại khóa tạo cho các em có tinh thần thoải mái, tự tin, sáng tạo trong quá trình tham gia học tập và rèn luyện bản thân.
- Giáo dục phẩm chất, năng lực cho học sinh và rèn luyện các kỹ năng sống cho các em qua những tiết học và thường xuyên liên lạc với gia đình để có biện pháp giáo dục một cách hiệu quả, 100% học sinh không vi phạm về đạo đức của người học sinh.
- Xây dựng môi trường giao tiếp TV thông qua các hình thức như: Giao lưu TV, các trò chơi học tập, vui văn hóa văn nghệ, cây từ vựng, thi kể chuyện, thi đọc diễn cảm... theo lớp, khối, nhà trường; sử dụng hiệu quả thư viện thân thiện, thư viện lưu động, các phương tiện hỗ trợ kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
- Triển khai Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” ban hành kèm theo Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 02/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1454/QĐ-UBND ngày 17/11/2016 của UBND tỉnh, công văn số 167/SGDĐT-GDMN ngày 17/2/2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Thực hiện việc dạy học tích hợp nội dung giáo dục địa phương của tỉnh Điện Biên vào hoạt động trải nghiệm và các môn học khác theo hướng dẫn tại Văn bản số 3536/BGD ĐT-GDTH ngày 19/8/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Duy trì các câu lạc bộ (CLB) bóng bàn giáo viên, học sinh; CLB cờ vua, CLB bơi lội học sinh trong nhà trường, … nhằm phát triển giáo dục toàn diện.
- Chuẩn bị các điều kiện để thực hiện Chương trình GDPT 2018 năm học 2021-2022:
- Là năm học đầu tiên triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 1 và tài liệu giáo dục địa phương, đã rà soát, bổ sung, đảm bảo đủ cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, lựa chọn và bố trí đủ giáo viên có kinh nghiệm triển khai chương trình, sách giáo khoa để dạy lớp 1.
- Tổ chức cho 8/8 cán bộ, giáo viên khối 2 năm học 2021-2022 tham dự Hội thảo giới thiệu SGK lớp 2 năm học 2021-2022.
- Nhà trường đã chỉ đạo Tổ chuyên môn, Hội đồng chọn SGK của nhà trường tham gia chọn sách giáo khoa đảm bảo cơ cấu, số lượng thành phần theo quy định. Làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, khách quan, minh bạch;
- Thành lập Hội đồng họp, thảo luận, đánh giá sách giáo khoa trên cơ sở danh mục sách giáo khoa do tổ chuyên môn đề xuất, lựa chọn 01 (một) sách giáo khoa cho mỗi môn học, báo cáo Phòng Giáo dục và Đào tạo.
- Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; tinh giản nội dung dạy học; đổi mới kiểm tra, đánh giá gắn với lộ trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.
- Chú trọng công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh, thông qua hoạt động giáo dục và trải nghiệm; tăng cường an ninh, an toàn trường học và các giải pháp phòng, chống bạo lực học đường.
- Triển khai hiệu quả hệ thống quản lý học tập qua mạng để bồi dưỡng GV, CBQL theo phương thức thường xuyên, liên tục ngay tại nhà trường.
d. Nâng cao chất lượng giáo dục và dạy học ngoại ngữ
- Năm học 2020-2021 nhà trường có 01 giáo viên dạy Tiếng Anh bảo đảm cơ cấu, số lượng, trình độ đào tạo Đại học có năng lực sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học ngoại ngữ theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học; Đáp ứng yêu cầu và tiến độ triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.
- Các giải pháp nâng cao chất lượng dạy - học ngoại ngữ và tiếp tục thực hiện hiệu quả mục tiêu của Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân:  
- Tiếp tục củng cố, duy trì, nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh trong nhà trường: học sinh khối 3,4,5 học chương trình Tiếng Anh bắt buộc 04 tiết/tuần.  Xây dựng đội ngũ giáo viên tiếng Anh vừa đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng. Giáo viên ngoại ngữ đạt được bước tiến rõ rệt về năng lực chuyên môn, đảm bảo 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; định kỳ tổ chức kiểm tra, khảo sát, đánh giá, phân loại năng lực giáo viên tiếng Anh; xem xét, bố trí, sắp xếp lại công việc với những giáo năng lực chuyên môn hạn chế, chất lượng giảng dạy thấp.
Tiếp tục rà soát, bổ sung đủ các thiết bị dạy học tiếng Anh theo hướng chuẩn hóa và hiện đại.
e. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT, trong dạy, học và quản lý giáo dục
- Thực hiện nghiêm túc theo hướng dẫn của Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Điện Biên Phủ về việc thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin và nghiên cứu khoa học năm học 2020-2021.
- Cán bộ quản lý, giáo viên sử dụng hệ thống “Trường học kết nối” trong việc tổ chức, quản lý các hoạt động chuyên môn; sưu tầm, tuyển chọn tư liệu, xây dựng kho tư liệu chuyên môn, thiết kế bài giảng điện tử, ghi hình các hoạt động dạy học sự kiện thể thao, giao lưu tiếng Việt, hoạt động câu lạc bộ, giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hoạt động Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, sao nhi đồng.
- Tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác thống kê, báo cáo, quản lý dữ liệu bằng hệ thống phần mềm quản lý trường tiểu học, phần mềm EQMS.
- Thường xuyên khai thác thông tin trên mạng Internet và truy cập Website: dienbien.edu.vn; www.tieuhocmoet.gov.vn; pgdtpdienbienphu.com để xem các tin bài đăng tải các hoạt động của trường, của ngành, tham khảo vận dụng nội dung về thiết bị dạy học tự làm, bài giảng điện tử Elearning...
- Ban giám hiệu tăng cường thông tin với chính quyền, tuyên truyền với nhân dân địa phương, các bậc phụ huynh và cộng đồng về những đổi mới của Ngành Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là việc triển khai áp dụng Chương trình sách giáo khoa mới cấp tiểu học từ năm học 2020-2021 theo những nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo.
- BGH yêu cầu giáo viên thường xuyên theo dõi, tìm hiểu thông tin về đổi mới Chương trình, sách giáo khoa thông qua các phương tiện truyền thông chính thống đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động và lưu hành.
- 100% cán bộ, giáo viên biết khai thác mạng Intrenetr, ƯDCNTT trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường, có hộp thư điện tử vào được các trang web của trường, ngành,... tham gia tập huấn trường học kết nối.
- 100% GV, các tổ chuyên môn và nhà trường thực hiện nghiêm túc các chế độ báo các đúng thời gian quy định, đúng chính xác về số liệu, đảm bảo các số liệu trên CSDL Quốc gia.
- 100% cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên nhận thức được tầm quan trọng của công tác truyền thông coi đây là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên trong năm học 2020-2021 và những năm học tiếp theo của nhà trường.
f. Đẩy mạnh giao quyền tự chủ và chịu trách nhiệm giải trình
- Xây dựng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ theo hướng phát huy nội lực, khuyến khích phát triển cá nhân, tăng cường hợp tác với bên ngoài.
- Hoàn thiện hệ thống các nội quy, quy định về mọi hoạt động trong nhà trường mang tính đặc thù của trường đảm bảo sự thống nhất.
- Kiện toàn cơ cấu tổ chức, phân công đội ngũ một cách hợp lý nhằm phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của từng CBGV, NV trong nhà trường.
- Thực hiện phân cấp quản lý theo hướng tăng quyền chủ động cho các bộ phận các tổ chuyên môn trong trường.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện các mục tiêu chiến lược từng năm; thực hiện tốt việc quy hoạch, tổ chức nhân sự đảm bảo bộ máy nhà trường vận hành hiệu quả, có chất lượng; tăng cường công tác kiểm tra nội bộ; chỉ đạo sâu sát để thực hiện thành công kế hoạch chiến lược.
- Tiếp tục thực hiện tốt Quy chế dân chủ, Quy chế công khai trong nhà trường theo Thông tư 36/ 2017 /TT-BGDĐT ngày 28/12/2017. Phát huy vai trò của mỗi tổ chức, đoàn thể, mỗi cá nhân trong nhà trường nhằm khai thác tối đa sức mạnh của từng thành viên trong hội đồng sư phạm từ khâu xây dựng kế hoạch hoạt động đến khâu tổ chức thực hiện, theo dõi, kiểm tra đánh giá và động viên khen thưởng; Bảo đảm thực hiện tốt các nguyên tắc thu chi tài chính, thực hiện đầy đủ chế độ chính sách cho đội ngũ CB, GV, NV và học sinh.
 g. Hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo
- Tổ chức thực hiện hiệu quả việc đánh giá học sinh lớp 2,3,4,5 theo TT 22/2016/TT-BGDGĐT và lớp 1 theo TT 27/2020/TT-BGDGĐT của Bộ GD&ĐT;
- Tập huấn, trang bị kĩ thuật đánh giá học sinh bằng nhận xét nhằm giúp giáo viên hiểu rõ mục đích của việc đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì. Thông qua việc nhận xét, hướng dẫn giáo viên hỗ trợ học sinh vượt qua khó khăn trong các giờ học và hoạt động giáo dục, tránh ghi chép máy móc nhận xét kết quả học tập, rèn luyện năng lực, phẩm chất học sinh.
- Khuyến khích giáo viên sử dụng hồ sơ điện tử và vận dụng linh hoạt thang nhận thức, năng lực, phẩm chất vào đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của học sinh, giảm áp lực về hồ sơ sổ sách, dành nhiều thời gian quan tâm đến học sinh và đổi mới phương pháp dạy học.
- Thành lập Hội đồng ra đề kiểm tra, tổ chức coi kiểm tra, chấm bài kiểm tra và thực hiện bàn giao chất lượng HS cuối năm học theo đúng quy định, kiên quyết không để học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học lên lớp, thực hiện khen thưởng học sinh thực chất đúng quy định, tránh bệnh thành tích.
- 100% giáo viên của nhà trường có kĩ năng đánh giá HS theo TT 22/2016/TT-BGDGĐT và TT 27/2020/TT-BGDGĐT của Bộ GD&ĐT.
- 100% HS được kiểm tra, đánh giá theo theo TT 22/2016/TT-BGDGĐT và TT 27/2020/TT-BGDGĐT của Bộ GD&ĐT.
h. Tăng cường cơ sở vật chất
* Cơ sở vật chất: Trường có 11 phòng học (gồm 10 phòng kiên cố và 01 phòng BKC).
 - Trường có 04 phòng chức năng và 07 phòng làm việc kiên cố gồm: phòng Tin học (01 phòng), phòng học ngoại ngữ (01 phòng), phòng GDTC (01 phòng), phòng nghệ thuật (01 phòng), phòng Hiệu trưởng (01 phòng), phòng phó Hiệu trưởng (01 phòng), phòng thư viện (01 phòng), phòng y tế (01 phòng), phòng Đội (01 phòng), phòng văn thư (01 phòng), Văn phòng (01 phòng) .
  - Các trang thiết bị (bàn ghế, đèn, quạt...) trong các phòng học và phòng làm việc được trang bị đầy đủ và đảm bảo thông thoáng.
  - Sân chơi, bãi tập rộng rãi, thoáng mát. Có nhà để xe đủ chỗ và riêng biệt cho giáo viên và học sinh. Có khu vệ sinh riêng biệt cho nam và nữ, riêng biệt cho học sinh và giáo viên; khu vệ sinh luôn sạch sẽ.
* Thiết bị phục vụ dạy học và quản lý:
- Máy tính xách tay: 02 chiếc (01 chiếc phòng HT, 01 chiếc phòng kế toán); Máy tính để bàn: 13 chiếc (phòng máy tính 09 cái; Phục vụ quản lý và văn phòng: 04 chiếc; Máy in: 04 chiếc (Phòng HT: 01chiếc; Phòng PHT: 01 chiếc; Phòng KT: 01 chiếc; Phòng GV: 01 chiếc); Máy photo: 02 máy; Máy chiếu : 06 máy được nắp lại các lớp học do GVCN lớp quản lý;Tivi: 01 cái ( phòng giáo viên); Tủ đồ dùng:  11 GV+ 08 VP; Bảng lớp: 14 cái
- Nhà trường có 01 phòng thư viện: Là nơi lưu trữ tài liệu tra cứu. sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo, báo chí, tạp chí phục vụ cho dạy và học của giáo viên và học sinh trong nhà trường được sử dụng thường xuyên;
- Thư viện có đủ bàn nghế, trang thiết bị, tài liệu tham khảo theo quy định, đủ,có đủ các loại sổ sách theo dõi thư viện theo qui định, ghi chép đầy đủ; Có kế hoạch đọc sách cho từng khối lớp theo tuần; Hàng năm, nhà trường được bổ sung sách, báo và tài liệu tham khảo;
- Thiết bị - Thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ giảng dạy và học tập đảm bảo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Nhà trường có 11 bộ thiết bị dạy học tối thiểu dành cho 11 lớp được trường giao cho giáo viên sử dụng và bảo quản tại lớP. Mỗi lớp có tủ đựng đồ dùng dạy học và hồ sơ.
- Ngoài ra còn có tranh ảnh, ĐDDH giáo viên tự làm hằng năm. Các thiết bị dạy học và ĐDDH tự làm được khai thác sử dụng phục vụ dạy học hiệu quả.
* Về cơ bản CSVC nhà trường đã đáp ứng được tối thiểu nhu cầu dạy và học của nhà trường theo tiêu chí trường đạt chuẩn phổ cập giáo dục mức độ III, trường tiểu học chuẩn quốc gia mức độ I.
k. Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao
- Thực hiện Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020 và Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020 nhà trường đã tổ chức triển khai thực hiện lựa chọn các nhân tố đủ phẩm chất, năng lực và uy tín quy hoạch nhân sự giai đoạn 2020-2025;
- Đề xuất, xin ý kiến chỉ đạo, tạo điều kiện cho GV tham gia lớp đào tạo đảm bảo chuẩn trình độ cho 02 giáo viên, bố trí, sử dụng hiệu quả, hợp lý đội ngũ CBGVNV.
- Năng lực của đội ngũ cán bộ chưa đồng đều, còn kiêm nhiệm nhiều nên hiệu quả công việc chưa cao.
2.2. Đối với 5 nhóm giải pháp cơ bản
2.2.1.  Hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về giáo dục và đào tạo:
a. Kết quả thực hiện
Tiến hành rà soát, triển khai các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của Luật Giáo dục 2019, tang cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường.
- Xây dựng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ theo hướng phát huy nội lực.
- Hoàn thiện hệ thống các nội quy, quy định về mọi hoạt động trong nhà trường mang tính đặc thù của trường đảm bảo sự thống nhất.
- Kiện toàn cơ cấu tổ chức, phân công đội ngũ một cách hợp lý nhằm phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của từng CBGV, NV trong nhà trường.
- Thực hiện phân cấp quản lý theo hướng tăng quyền chủ động cho các bộ phận các tổ chuyên môn trong trường.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện cơ chế quản lý hiệu quả và thuận lợi. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và hành chính.
- Tuyên truyền, tham gia học tập, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Điện Biên Phủ lần thứ VII, nhiệm kỳ 2020 - 2025; Kết quả Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Điện Biên lần thứ XIV và quán triệt các văn bản của Trung ương, của tỉnh, của Thành phố.
- Thực hiện nghiêm túc chuyên đề thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh chuyên đề năm 2020 “Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
- Tham gia ký cam kết thực hiên và xây dựng kế hoạch học tập và thực hiện tốt Chỉ thị, mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong cơ quan đã nhận thức đầy đủ hơn về những giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tạo sự thống nhất cao trong nhà trường.
b. Hạn chế
- Chưa đào tạo, huấn luyện được nhiều giáo viên, cán bộ có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
- Đánh giá chất lượng chuyên môn của một số giáo viên còn mang tính động viên.
c. Giải pháp
- Quyết liệt hơn trong công tác kiểm tra, đánh giá,đúng người, đúng việc,người thực, việc thực.
 2.2.2. Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý giáo dục
a. Kết quả           
- Xây dựng kế hoạch thực hiện các mục tiêu chiến lược từng năm; thực hiện tốt việc quy hoạch, tổ chức nhân sự đảm bảo bộ máy nhà trường vận hành hiệu quả, có chất lượng; tăng cường công tác kiểm tra nội bộ; chỉ đạo sâu sát để thực hiện thành công kế hoạch chiến lược.
- Tiếp tục thực hiện tốt Quy chế dân chủ, Quy chế công khai trong nhà trường theo Thông tư 36/ 2017 /TT-BGDĐT ngày 28/12/2017. Phát huy vai trò của mỗi tổ chức, đoàn thể, mỗi cá nhân trong nhà trường nhằm khai thác tối đa sức mạnh của từng thành viên trong hội đồng sư phạm từ khâu xây dựng kế hoạch hoạt động đến khâu tổ chức thực hiện, theo dõi, kiểm tra đánh giá và động viên khen thưởng; Bảo đảm thực hiện tốt các nguyên tắc thu chi tài chính, thực hiện đầy đủ chế độ chính sách cho đội ngũ CB, GV, NV và học sinh.
- Thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 40 CT/TW ngày 15/6/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục. Tăng cường bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý theo chuẩn Hiệu trưởng; Nâng cao trình độ đội ngũ GV theo chuẩn nghề nghiệp GV Tiểu học; Bồi dưỡng kiến thức quản lý, chính trị, chuyên môn ứng dụng công nghệ thông tin, tiếng Anh trong đổi mới quản lý chỉ đạo và giảng dạy.
- Thực hiện chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý trường tiểu học theo quy định tại Thông tư số 26/2015/TT-BGDĐT ngày 30/10/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm nâng cao năng lực lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học trong giai đoạn hiện nay.
- Thực hiện công tác bồi dưỡng giáo viên theo Kế hoạch số 657/KH-PGDĐT ngày 12/8/2020 của Phòng Giáo dục và Đào tạo về kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên năm học 2020-2021.
- Chỉ đạo thực hiện sinh hoạt chuyên môn về ĐMPPDH và KTĐG theo Hướng dẫn số 1315/BGDĐT-GDTrH, ngày 16/4/2020 của Bộ GD&ĐT.
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả sinh hoạt chuyên môn tổ khối. Hàng tuần, duyệt kế hoạch sinh hoạt chuyên môn để thống nhất, nội dung tổ chức sinh hoạt chuyên môn định kỳ theo lịch, đảm bảo thời lượng và nội dung sinh hoạt. Nội dung trọng tâm các buổi sinh hoạt chuyên môn đó là: Trao đổi, tháo gỡ phương pháp các tiết dạy, môn dạy khó, trao đổi các sáng kiến kinh nghiệm đã được phòng giáo dục công  nhận ở các năm học trước, trao đổi kinh nghiệm công tác chủ nhiệm lớp, viết chữ đẹp, dạy tập làm văn dạng bài đề mở, giáo dục học sinh theo PP tích cực... Rút kinh nghiệm các giờ dạy chuyên đề, thống nhất quy trình lên lớp... Tổ chức tốt các chuyên đề cấp trường, tham gia các chuyên đề cấp cụm theo đúng kế hoạch.
- Làm tốt công tác bồi dưỡng chất lượng đội ngũ, học tập nâng cao trình độ:  Mở các lớp bồi dưỡng về CNTT, đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng dạy học, tập huấn trường học kết nối, phương pháp dạy học VNEN, phương pháp dạy lớp 1 theo chương trình GDPT mới...  Triển khai và cụ thể hóa nội dung các văn bản, thông tư trong năm học,  học tập các nghị quyết của Đảng, các thông tư văn bản của Bộ Giáo dục, Sở Giáo dục và của phòng Giáo dục thành phố Điện Biên Phủ...
b. Hạn chế
- Một số giáo viên còn chậm đổi mới, chưa phát huy hết năng lực, tinh thần trách nhiệm, ngại ứng dụng CNTT.
- Một số giáo viên hạn chế về năng lực chuyên môn, dẫn đến hiệu quả trong giảng dạy và giáo dục học sinh chưa cao.
- Một bộ phận nhỏ giáo viên chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đổi mới giảng dạy, giáo dục học sinh, còn có tâm lý ngại đổi mới.
- Việc tự học, tự bồi dưỡng còn có nhiều hạn chế. Cập nhật thông tin, tri thức trên các phương tiện truyền thông còn yếu, đặc biệt là tìm kiếm trên mạng internet.
c. Giải pháp
- Tăng cường sự chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường. Đảm bảo tính dân chủ, thống nhất, phát huy tinh thần đoàn kết nội bộ.
- Triển khai thực hiện kịp thời, hợp lí các kế hoạch và chỉ đạo của các cấp lãnh đạo ngành. Đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua trong trường học có hình thức khen thưởng, kỷ luật hợp lí, đúng đắn.
- Thường xuyên liên hệ với các đoàn thể, tổ chức và quần chúng nhân dân kết hợp giáo dục học sinh, đặc biệt là làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục.
- Thực hiện tốt kỷ cương trường lớp. Tạo không khí cởi mở trong công tác để giáo viên yên tâm công tác.
- Phân công GV có chuyên môn giỏi, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy giúp đỡ cho GV còn hạn chế về CM, nghiệp vụ.
- Thành lập tổ cốt cán CM của nhà trường, xây dựng kế hoạch triển khai từng chuyên đề vào các buổi sinh hoạt chuyên môn toàn cấp. Trên cơ sở đó, các tổ CM xây dựng kế hoạch theo hướng đồng tâm để tổ chức triển khai thực hiện.
- Chỉ đạo công tác tự  học và tự bồi dưỡng trực tuyến các modun chương trình GDPT mới một cách có hiệu quả.
2.2.3. Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo.
a. Kết quả
- Làm tốt công tác tham mưu, phối hợp thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm học
- Tranh thủ sự quan tâm ủng hộ của chính quyền; các đoàn thể, nhân dân ở địa phương đối với xây dựng CSVC và giáo dục học sinh.
- Tăng cường các mối quan hệ với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, đơn vị sản xuất; BĐD CMHS; hội khuyến học; các mạnh thường quân…, trong và ngoài địa bàn nhằm tranh thủ và huy động mọi nguồn lực từ bên ngoài nhà trường nhằm phục vụ cho tiến trình xây dựng và phát triển nhà trường đạt được mục tiêu chiến lược.
- Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn ngân sách nhà nước cấp, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên.         
- Nâng cao chất lượng thật sự bền vững, tạo niềm tin cho phụ huynh và HS.
- Huy động các nguồn lực trong và ngoài nhà trường xây dựng đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị, công nghệ cho hoạt động dạy học; hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm, giáo dục thể chất và kỹ năng sống cho học sinh.
- Đầu tư mua sắm trang thiết bị tin học, máy chiếu, nâng cao đường truyền internet, wifi, mở rộng mạng nội bộ, tạo điều kiện cho GV thực hiện tốt các bài giảng điện tử và khai thác tốt mạng internet để học tập, tham khảo tài liệu.
- Xây dựng nhà trường Xanh, sạch, đẹp và an toàn, thân thiện.
b. Hạn chế
- Về đời sống nhân dân trên địa bàn còn nhiều khó khăn, đa phần học sinh có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, nhiều HS bố mẹ đi làm ăn xa, ở nhà với ông bà, nên việc hỗ trợ cho các hoạt động giáo dục của nhà trường còn hạn hẹp. 
c. Giải pháp
- Đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng truyền thống, uy tín nhà trường, nâng cao chất lượng dạy học, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của nhà trường.
- Tạo động lực làm việc cho đội ngũ nhà trường ý thức xây dựng thương hiệu nhà trường; xây dựng tinh thần trách nhiệm, tinh thần đoàn kết, sự hợp tác cùng phát triển.
- Xây dựng vững chắc mối quan hệ giữa nhà trường với CMHS; giữa GVCN với CMHS.
- Phối hợp với các ngành liên quan làm tốt công tác giáo dục an toàn giao thông, phòng chống tội phạm, bạo lực học đường, phòng chống các tệ nạn xã hội trong nhà trường.
- Quan tâm tạo điều kiện cho các tổ chức Đoàn thể trong nhà trường thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và tăng cường công tác phối hợp cùng tổ chức thực hiện tốt sứ mệnh và mục tiêu kế hoạch chiến lược của trường.
2.2.4. Tăng cường công tác khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục
a. Kết quả
- Duy trì công tác kiểm định chất lượng giáo dục. Quy trình đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện theo quy định tại Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23/11/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thực hiện Quy trình tự đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện theo quy định tại Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
- Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về công tác kiểm định chất lượng. Tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác kiểm định chất lượng, cập nhật dữ liệu vào phần mềm kiểm định chất lượng giáo dục.
- Xây dựng kế hoạch kiểm định chất lượng cụ thể, chi tiết phù hợp vời điều kiện thực tế của nhà trường.
- Thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục định kỳ và đề nghị tái kiểm định chất lượng giáo dục theo chu kỳ.
b. Hạn chế
Thực hiện Quy trình tự đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện theo quy định tại Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo một số giáo viên còn lúng túng trong việc thu thập minh chứng.
c. Giải pháp
- Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục học sinh, đầu tư xây dựng bổ sung CSVC lớp học, bồi dưỡng nâng chuẩn trình độ đào tạo, trình độ quản lý, lý luận chính trị cho cán bộ quản lý và giáo viên đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
- Triển khai và tập huấn cho giáo viên phần mềm hỗ trợ kiểm định chất lượng, thường xuyên bồi dưỡng cho giáo viên cán bộ quản lý về công tác ra đề kiểm tra theo ma trận đề, ra đề theo năng lực học sinh, ra đề theo hướng mở để phát huy được năng lực người học...
- Thành lập Hội đồng kiểm định chất lượng và tự đánh giá, phân công các nhóm chuyên chịu trách nhiệm về thời gian thu thập thông tin, minh chứng đối chiếu với các tiêu chí trong các tiêu chuẩn, đưa kết quả, dữ liệu vào phiếu, thư kí tổng hợp.
2.2.5. Đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục và đào tạo
a. Kết quả
- Nhà trường đã triển khai đầy đủ các văn bản của Bộ Giáo dục, Sở Giáo dục và Phòng GD&ĐT đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt sâu sắc các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và của BGD về đổi mới và PT giáo dục.
- Triển khai đến toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh các văn bản chỉ đạo chỉ đạo và thực hiện chương trình GDPT 1018. Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền tới toàn thể CBGVNV, học sinh qua trang web của nhà trường; Qua các buổi hoạt động ngoại khóa, hoạt động GDNGLL, trên loa phát thanh của trường, địa chỉ gmail, trên nhóm zalo công việc,… Trong năm học đã đăng tải được 08 tin, ảnh, bài viết trên trang wed của trường, 01 bài trên trang wed của ngành.
- Phân công và chỉ đạo cán bộ, giáo viên, nhân viên tới các thôn bản làm công tác tuyên truyền tới phụ huynh và cộng đồng trong những thời điểm quan trọng: đầu năm học, khi có bệnh dịch, khi có các sự việc quan trọng liên quan đến công tác giáo dục...
- Tuyên truyền đến phụ huynh về việc Thực hiện chương trình GDPT 2018 thay sách lớp 1 từ năm học 2020-2021. Thay sách lớp 2 năm học 2021-2022.
- Thông báo danh mục sách giáo khoa lớp 1, lớp 2 năm học 2021-2022 trên trang wed của nhà trường, và nhận sự nhất trí, đồng thuận lớn của phụ huynh.
b. Hạn chế: không
2.3. Kết quả thực hiện các chính sách của Nhà nước và các chính sách của địa phương đối với học sinh; chính sách đối với giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục
Nhà trường thực hiện đảm bảo đúng, đủ, nghiêm túc các chế độ chính sách  mà giáo viên và học sinh được hưởng theo quy định của nhà nước.
Tình hình thu chi ngân sách được thực hiện đảm bảo theo đúng nguyên tắc tài chính, số liệu về thu chi ngân sách (có biểu tổng hợp kèm theo)
3. Tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân.
3.1. Tồn tại, hạn chế đối với 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu
- Nhà trường có 02/18 giáo viên chưa đạt chuẩn đào tạo, chiếm tỷ lệ 11,1%
- Cơ sở vật chất và thiết bị đồ dùng bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu dạy và học trong giai đoạn hiện tại (tuy nhiên chưa đồng bộ) phòng thư viện thiết bị đã có song còn hẹp, chưa có phòng đọc cho giáo viên và học sinh.
- Hiện tại điểm trường Nà Pen có 02 công trình vệ sinh, cả hai đều không đáp ứng nhu cầu giáo viên và học sinh: có  01 công trình vệ sinh đã hỏng không sử dụng được; 01 công trình đang bị rạn nứt có nguy cơ sập đổ; Hệ thống tường bao đổ 1/3, số còn lại đã rạn nứt sắp đổ.
- Tại trung tâm công trình vệ sinh của học sinh chưa đáp ứng nhu câu.
- Thiếu Sách tham khảo cho giáo viên và học sinh
3.2. Tồn tại, hạn chế đối với 5 nhóm giải pháp cơ bản.
- Chưa đào tạo, huấn luyện được nhiều giáo viên, cán bộ có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; Đánh giá chất lượng chuyên môn của một số giáo viên còn mang tính động viên.
- Do một số giáo viên trình độ đào tạo xuất phát điểm thấp, tiếp thu và áp dụng việc đổi mới phương pháp dạy học chậm, không linh hoạt trong quá trình dạy học và sử lý công việc.
- Một bộ phận nhỏ giáo viên chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đổi mới giảng dạy, giáo dục học sinh, còn có tâm lý ngại đổi mới.
- Về đời sống nhân dân trên địa bàn còn nhiều khó khăn, đa phần học sinh có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, nhiều học sinh bố mẹ đi làm ăn xa, ở nhà với ông bà, nên việc hỗ trợ cho các HĐGD của nhà trường còn hạn hẹp. 
Thực hiện Quy trình tự đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện theo quy định tại Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo một số giáo viên còn lung túng trong việc thu thập minh chứng.
4. Đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2020, ước thực hiện năm 2021.
4. 1. Đánh giá thực hiện dự toán thu phí lệ phí, thu sự nghiệp: Không có.
4. 2. Đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi ngân sách giáo dục và đào tạo tại địa phương
- Hàng năm nhà trường đã tiến hành lập dự toán sử dụng ngân sách theo hướng dẫn của Phòng, nộp lên cấp trên đảm bảo đúng, đầy đủ chế độ. Đơn vị đã quản lý sử dụng và thực hiện theo đúng với các văn bản hướng dẫn, quyết định của các cấp có thẩm quyền,  chi tiết thực hiện 2019, 2020 và ước thực hiện 2021 như sau:
+ Dự toán ngân sách năm 2019: 3.763.000.000 đồng
+ Dự toán ngân sách năm 2020: 4.252.000.000 đồng
+ Dự toán ngân sách năm 2021: 3.883.000.000 đồng
- Đánh giá chi tiết chi ngân sách giáo dục theo từng năm 2019, 2020
và ước thực hiện 2021 như sau:
+ Chi thường xuyên năm 2019: 3.763.000.000 đồng
+ Chi thường xuyên năm 2020: 4.252.000.000 đồng
+ Chi thường xuyên năm 2021: 3.883.000.000 đồng
Năm 2020 so với năm 2021 tăng 489.000.000 đồng là do tăng lương, thâm niên, phụ cấp lâu năm, thu hút, trợ cấp ban đầu, quyết toán tạm ứng năm 2019 chuyển sang do chi tạm ứng lương.
Năm 2021 so với năm 2020 giảm 369.000.000 đồng là do xã không thuộc xã đặc biệt khó khăn nên nghị định 76/2019 không còn hiệu lực từ tháng 6/2021. Phụ cấp ưu đãi ngành giảm từ 70% xuống còn 50%, hết phụ cấp thu hút, phụ cấp lâu năm.
- Tỷ lệ chi ngân sách giáo dục của địa phương bình quân trên 1 học sinh (số thực hiện các năm 2019, 2020 và ước thực hiện 2021) như sau:
- Chế độ HTCPHT: HS hộ nghèo được hưởng 100.000 đồng/hs/tháng:
+ Năm 2019: 54.600.000 đồng
+ Năm 2020: 37.200.000 đồng
+ Năm 2021: 14.500.000 đồng
- Năm 2020 so với năm 2019 giảm 17.400.000 đồng, do số hộ nghèo giảm.
- Năm 2021 so với năm 2020 giảm 22.700.000 đồng là do xã không còn là xã đặc biệt khó khăn, nên số kinh phí chi năm 2021 sẽ chi cho học sinh hưởng từ tháng 01-5/2021, từ tháng 6/2021 trở đi học sinh không được hưởng chế độ theo nghị định 76/2019.
- Việc lập dự toán, phân bổ, quản lý sử dụng, giải ngân kinh phí chi cho giáo dục tại nhà trường được bố trí đủ nhu cầu chi.
* Khó khăn: không
4.3. Đánh giá thực hiện chi ngân sách thường xuyên cho GDĐT
- Số liệu và đánh giá tỷ lệ chi lương và các khoản đóng góp theo lương,
chi hoạt động chuyên môn:
+ Năm 2020: 3.888.500.000 đồng
+ Năm 2021: 3.745.400.000 đồng
- Năm 2021 giảm so với năm 2020 là 143.100.000 đồng là do xã không thuộc xã đặc biệt khó khăn nên nghị định 76/2019 không còn hiệu lực từ tháng 6/2021. Phụ cấp ưu đãi ngành giảm từ 70% xuống còn 50%, hết phụ cấp thu hút, phụ cấp lâu năm.
a. Kết quả công tác triển khai chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/215 của Chính phủ (Đối tượng thụ hưởng thuộc hộ nghèo). Kinh phí chi trả:
- Năm 2020: 37.200.000 đồng
- Năm 2021: 14.500.000 đồng
* Năm 2021 so với năm 2020 giảm 22.700.000 đồng là do xã không còn là xã đặc biệt khó khăn, nên số kinh phí chi năm 2021 sẽ chi cho học sinh hưởng từ tháng 01-5/2021, từ tháng 6/2021 trở đi học sinh không được hưởng chế độ theo nghị định 76/2019.
b. Kết quả thực hiện các chương trình, dự án năm 2020, giai đoạn 2016 -2020: không có
3. Khó khăn, vướng mắc và kiến nghị, đề xuất: không.
4. Đánh giá tác động ảnh hưởng của dịch bệnh Covid đối với giáo
dục, đào tạo tại địa phương.
- Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc học trực tuyến là giải pháp bắt buộc khi học sinh không thể đến trường. Tuy nhiên việc Học sinh học trực tuyến cần có đủ các thiết bị như máy tính, loa… do điều kiện kinh tế của phần lớn các hộ gia đình trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, nên mua sắm thiết bị học tập cho con khó thực hiện, Vì thế, một số gia đình có điều kiện kinh tế, lựa chọn khả thi nhất là mua cho con chiếc điện thoại thông minh giá rẻ.
- Số học sinh còn lại được duy trì các hoạt động học tập thông qua phiếu giao bài trực tiếp hoặc qua zalo, fb nhóm của thầy cô.
- Tốn khá nhiều các chi phí cho công tác tiêu độc, khử trùng, phòng, chống dịch và các chi phí khác.
Phần 2
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2021
 I. Thực hiện Kế hoạch phát triển GD&ĐT.
1. Các chỉ tiêu được giao năm 2021 (năm học 2021-2022)
1.1.Quy mô trường, lớp học
- Tổng số: 11 lớp với 251 học sinh;
- Trong đó: số điểm trường là 01 điểm trường.
1.2. Quy mô học sinh, tuyển mới.
- Khối lớp 1: toàn trường có 02 lớp 41 học sinh trong độ tuổi.
- Khối lớp 2: toàn trường có 02 lớp 46 học sinh trong độ tuổi.
- Khối lớp 3: toàn trường có 03 lớp 57 học sinh trong độ tuổi.
- Khối lớp 4: toàn trường có 02 lớp 62 học sinh trong độ tuổi.
- Khối lớp 5: toàn trường có 02 lớp 45 học sinh trong độ tuổi.
- Huy động và duy trì số lượng đạt 100 %;
- Tuyển mới đầu cấp 41/41 học sinh, tỷ lệ 100%;
1.3. Chất lượng giáo dục
- Phấn đấu tỷ lệ huy động HS ra lớp đạt 100%; Duy trì số lượng học sinh đảm bảo theo kế hoạch đạt 100 %.
- Huy động HS khuyết tật 02/02 đạt tỷ lệ 100%.
- Các lớp từ khối 3 đến khối lớp 5 đã được học chương trình tiếng Anh 04 tiết/tuần.
- Chất lượng 100% học sinh đạt chuẩn kiến thức kỹ năng, trong đó học sinh đạt mức độ 3 và mức độ 4 đạt trên 25%.
- HTCTTH đạt tỉ lệ 100%; HTCT lớp học đạt tỉ lệ 100%
- Giáo dục phẩm chất, năng lực cho học sinh cuối năm phấn đấu 100% học sinh không vi phạm về đạo đức của người học sinh.
- Đảm bảo duy trì bền vững các tiêu chí trường chuẩn quốc gia mức độ I; Nâng cao các tiêu chí trường chuẩn phấn đấu đạt chuẩn II năm 2023.
- Kết quả thực hiện công tác PCGDTH-XMC duy trì chuẩn mức độ 2; PCGDTH chuẩn mức độ 3.
2. Dự ước kết quả thực hiện
- Đảm bảo huy động 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1.   
- Đảm bảo huy động số học sinh trong độ tuổi được học tiểu học đạt 100%.
- Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phấn đấu tỷ lệ học sinh đạt chuẩn kiến thức kỹ năng và chuyển lớp đạt trên 100% trở lên, tỷ lệ học sinh xếp loại về Phẩm chất đạt 100 %,  tỷ lệ học sinh xếp loại về Năng lực đạt 100%.
- Số học sinh HTCTTH phấn đấu đạt tỷ lệ 100%.
- Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo là 88,9%, tỷ lệ giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi các cấp: 18/18 đồng chí, tỉ lệ 100 % trong đó giỏi cấp tỉnh 01/18, tỷ lệ 5,6%; cấp thành phố 05/18 đồng chí, tỉ lệ 27,8%.
- Số giáo viên có chứng chỉ tin học đạt 100% và 100% sử dụng thành thạo CNTT, khai thác mạng Internet trong quá trình giảng dạy.
- 100% cán bộ quản lý tham gia các lớp bồi dưỡng QLGD, LLCT.
- Tỷ lệ cán bộ quản lý (từ tổ phó tổ chuyên môn trở lên) đã qua đào tạo, bồi dưỡng từ 100%.
- Tỉ lệ cán bộ quản lý được tham gia tập huấn về công tác tài chính đạt 100%.
- 100% cán bộ quản lý, GV, NV sử dụng và khai thác hiệu quả các phần mềm giáo dục được trang bị.
- Duy trì và nâng cao chất lượng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức 1, phấn đấu hoàn thiện, nâng cao các tiêu chí đạt chuẩn 2 năm 2023.
- Huy động các nguồn lực từ công tác xã hội hóa dành cho đầu tư tu sửa cơ sở vật chất và phát triển nhà trường.
- Tăng cường và sử dụng có hiệu qủa thiết bị dạy học, tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục, cải tạo khuôn viên trường lớp Thân thiện- An toàn - Xanh - Sạch - Đẹp.
3. Các chỉ tiêu cần thực hiện điều chỉnh và nguyên nhân phải điều chỉnh: Không
II. Dự ước tình hình thu chi ngân sách giáo dục năm 2021
- Dự ước thu chi ngân sách thường xuyên bao gồm chi lương và các khoản đóng góp theo lương, chi hoạt động chuyên môn:  3.745.400.000 đồng (có biểu mẫu chi tiết kèm theo).
Phần 3
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, DỰ TOÁN NSNN NĂM 2022, KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 3 NĂM 2022-2024, KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2021-2025
I. Kế hoạch phát triển giáo dục, đào tạo năm 2022
1. Các căn cứ xây dựng kế hoạch
- Căn cứ quyết định số 707/QĐ-UBND ngày 17/08/2017 của UBND tỉnh về phê duyệt Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2030;
- Kế hoạch số 3243/KH-UBND ngày 06/11/2019 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Kết luận số 51-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường XHCN và hội nhập quốc tế;
- Kế hoạch số 82-KH/TU ngày 27/8/2019 của Ban thường vụ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường XHCN và hội nhập quốc tế;
- Căn cứ văn bản số 143-TB/BCS ngày 19/9/2019 của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh về chủ trường sắp xếp các cơ sở giáo dục công lập thuộc UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Kế hoạch số 1879/KH-SGDĐT ngày 24/9/2018 của Sở GD&ĐT về thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 16/3/2018 của Ban thường vụ Tỉnh ủy;
- Kế hoạch số 2235/KH-UBND ngày 14/8/2018 của UBND tỉnh về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giáo dục;
- Chỉ tiêu thực hiện các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số gắn với mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2025 thuộc lĩnh vực giáo dục (Quyết định 1052/QĐ-UBND ngày 09/11/2018 của UBND tỉnh).
- Các chỉ tiêu cơ bản phát triển bền vững lĩnh vực giáo dục và đào tạo đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tỉnh Điện Biên.
- Các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2025 của Giáo dục và Đào tạo Thành phố trình Đại hội Đảng bộ thành phố khóa VII;
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Xã  nhiệm kỳ 2020 – 2025.
2. Các chỉ tiêu phát triển
1.1.Quy mô trường, lớp học
- Tổng số: 11 lớp với 256 học sinh;
- Trong đó: số điểm trường là 01 điểm trường.
1.2. Quy mô học sinh, tuyển mới.
- Khối lớp 1: toàn trường có 02 lớp 50 học sinh trong độ tuổi.
- Khối lớp 2: toàn trường có 02 lớp 41 học sinh trong độ tuổi.
- Khối lớp 3: toàn trường có 03 lớp 46 học sinh trong độ tuổi.
- Khối lớp 4: toàn trường có 02 lớp 57 học sinh trong độ tuổi.
- Khối lớp 5: toàn trường có 02 lớp 62 học sinh trong độ tuổi.
- Huy động và duy trì số lượng đạt 100 %;
- Tuyển mới đầu cấp 50/50 học sinh, tỷ lệ 100%;
1.3. Chất lượng giáo dục
- Tập thể đạt danh hiệu: Tập thể lao động xuất sắc, đề nghị UBND tỉnh tặng Bằng khen; Duy trì và nâng cao các tiêu chí trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.
- Tập thể đạt danh hiệu: Tập thể lao động xuất sắc, đề nghị UBND thành phố tặng Giấy khen;
- Chi bộ đạt Chi bộ vững mạnh, HTXS nhiệm vụ.
- Các tổ chức: Công đoàn, Đoàn thanh niên hằng năm đạt vững mạnh.
- Có 100% CB, GV, NV đạt danh hiệu lao động tiên tiến trở lên, trong đó có 15% đạt danh hiệu CSTĐ cấp cơ sở;
- Đội ngũ CBGV có trình độ đào tạo chuẩn và trên chuẩn 100%.
- Giữ vững danh hiệu: “Trường có đời sống văn hóa tốt”; “Trường học an toàn”; “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”...
- Chỉ đạo tốt thực hiện CTGDPT 2018 đối với lớp 1,2,3; Đánh giá học sinh lớp 1,2,3 theo thông tư 27/2018/TT-BGDĐT.
- Công tác huy động và duy trì sĩ số: huy động 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1; 100% học sinh trong độ tuổi (6-10) ra lớp.
- Huy động HS khuyết tật 03/03 đạt tỷ lệ 100%.
- Các lớp từ khối 3 đến khối lớp 5 đã được học chương trình tiếng Anh 04 tiết/tuần.
- Phấn đấu 100% học sinh đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng; 100% học sinh lớp 5 HTCTTH; 100% học sinh lớp 1 đến 4 HTCT lớp học.
- Về năng lực: 100% học sinh xếp loại đạt trở lên, trong đó xếp loại tốt đạt 70% trở lên.
- Về phẩm chất: 100% học sinh xếp loại đạt trở lên, trong đó xếp loại tốt đạt 70% trở lên.
- Kết quả thực hiện công tác PCGDTH-XMC duy trì chuẩn mức độ 2; PCGDTH chuẩn mức độ 3.
- Nâng cao chất lượng các tiêu chí, tiêu chuẩn, duy trì công tác kiểm định chất lượng giáo dục đạt cấp độ 3; Hoàn thiện các tiêu chí chuẩn bị các điều kiện đề nghị thẩm định công nhận trường tiểu học chuẩn Quốc gia mức độ 2.
- Cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu dạy và học trong giai đoạn hiện tại. Cảnh quan môi trường luôn thoát mát, an toàn và xanh-sạch-đẹp.
3. Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.
3.1. Mục tiêu
- Đổi mới toàn diện các mặt hoạt động, nâng cao nhanh chất lượng giáo dục toàn diện, tạo bước chuyển biến mới về chất lượng, gây được uy tín và lòng tin với nhân dân về chất lượng giáo dục, tăng cường cơ sở vật chất, phấn đấu duy trì và nâng cao các tiêu trí trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, duy trì và nâng cao tiêu chuẩn PCGDTH mức độ 3.
- Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lí, chất lượng giáo viên.
- Nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng toàn diện, đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh.
- Thực hiện chương trình GDPT năm 2018 đảm bảo theo quy định.
- Tăng cường dạy tin học, ngoại ngữ cho học sinh từ khối 3 đến  khối lớp 5.
- Đảm bảo các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường học.
- Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, đảm bảo huy động tối đa số học sinh trong độ tuổi ra lớp.Đảm bảo chế độ chính sách cho cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh.
3.2. Nhiệm vụ
3.2.1.  Quy mô mạng lưới trường lớp, học sinh (Có biểu kèm theo)    
3.2.2. Nâng cao chất lượng giáo dục
- Dạy học sát đối tượng học sinh; yêu cầu đạt chuẩn KTKN quy định.
- Sử dụng có hiệu quả phòng học, phòng bộ môn, phòng chức năng và thiết bị dạy học được cấp, tăng cường UDCNTT vào quản lý, dạy học.
- Nâng cao tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần, hạn chế tình trạng học sinh đi học chưa chuyên cần.
- Phát hiện và bồi dưỡng kịp thời học sinh năng khiếu, chất lượng mũi nhọn. Tổ chức tốt các buổi phụ đạo học sinh chưa đạ chuẩn. Mở các chuyên đề về công tác phụ đạo học sinh chưa đạt chuẩn, bồi dưỡng học sinh năng khiếu, tìm ra biện phát bồi dưỡng hiệu quả từng bước nâng cao chất lượng đảm bảo thực hiện đúng các chỉ tiêu thi đua đã đăng ký.
- Dạy học theo đối tượng học sinh, vận dụng phương pháp phù hợp, linh hoạt có hiệu quả.
3.2.3. Xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục
- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý có kỹ năng sư phạm tốt, có kiến thức sâu rộng và nắm vững kiến thức trong nội dung chương trình toàn cấp học.
- Tăng cường chất lượng các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn, tập trung vào các vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo mô hình VNEN, dạy học tiếng việt công nghệ, dự giờ thăm lớp; tổ chức rút kinh nghiệm giờ dạy; tổ chức hội thảo về dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng, thi giáo viên giỏi ....
- Xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán trong mỗi bộ môn. Triển khai các kỹ thuật dạy học tích cực để nâng cao hứng thú học tập cho học sinh.
- Chú trọng hoạt động của tổ bộ môn, đổi mới cách sinh hoạt theo hướng tập trung giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá; tăng cường vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc quản lý, phối hợp giáo dục toàn diện cho học sinh; tổ chức bồi dưỡng kỹ năng công tác giáo viên chủ nhiệm lớp. Xây dựng đội ngũ cốt cán chuyên môn đủ và chất lượng tại nhà trường.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn khá giỏi; có trình độ Tin học, ngoại ngữ có bản lĩnh, năng động, sáng tạo, có phong cách sư phạm mẫu mực, đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Phối kết hợp với các tổ chuyên môn trong nhà trường thường xuyên bồi dưỡng ứng dụng CNTT trong giảng dạy, khai thác mạng Internet.
3.2.4. Tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị nhà trường, XD cảnh quan môi trường, trường chuẩn quốc gia, trường đạt chuẩn chất lượng.
- Tiếp tục huy động kinh phí từ nguồn XHHGD để tu bổ các phòng học.
- Quản lý, bảo quản và đưa vào sử dụng cơ sở vật chất có hiệu quả phục vụ công tác dạy và học trong điều kiện cơ sở vật chất hiện có.
- Lập tờ trình đề nghị cấp trên mua sắm trang thiết bị bổ sung cho dạy học, lập kế hoạch bổ sung trang thiết bị kịp thời phục vụ cho công tác dạy và học chương trình giáo dục phổ thông mới, đặc biệt là lớp 3.
- Duy trì và nâng cao các tiêu chí trường TH đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, phấn đấu đạt chuẩn 2 năm 2023; trường đạt chuẩn chất lượng theo quy định.
3.2.5. Công tác phổ cập GDTH-CMC
- Chỉ đạo giáo viên làm công tác phổ cập, cập nhật thường xuyên các biến động thôn bản. Làm tốt công tác tuyên truyền huy động học sinh ra lớp, đi học chuyên cần.
Tiếp tục duy trì và giữ vững GDTH mức độ 3 và CMC mức độ 2.
3.2.6. Thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ
- Tiếp tục thực hiện đề án dạy và học chương trình tiếng Anh 04 tiết/tuần cho học sinh từ khối 3 đến khối 5.
3.2.7. Công tác XHH giáo dục và đào tạo
- Duy trì hiệu quả công tác XHHGD, tuyên truyền kêu gọi được sự ủng hộ, đóng góp của phụ huynh, cộng đồng giúp nhà trường trong việc huy động học sinh ra lớp, đi học chuyên cần; ủng hộ ngày công để tu sửa, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất nhà trường.
3.2.8. Công tác thông tin, truyền thông
- Duy trì việc thực hiện nghiêm túc, hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền tới toàn thể CBGVNV, học sinh. phụ huynh và cộng đồng.
3.2.9. Thực hiện các chế độ, chính sách đối với học sinh, CBGV; Chính sách đối với nhà trường.
- Duy trì và nghiêm túc thực hiện đảm bảo đủ, đúng quy định.
3.3. Các giải pháp thực hiện kế hoạch
3.1. Xây dựng quy chế và nề nếp hoạt động của nhà trường
- Xây dựng và thực hiện nghiêm túc các quy chế và nề nếp hoạt động của nhà trường cụ thể như sau:
- Về quy chế hội họp: Hội đồng trường họp thường kỳ 03 lần/năm; Họp hội đồng giáo dục 01 lần/tháng; Họp giao ban vào sáng thứ 2 hàng tuần; Họp tổ chuyên môn 02 lần/tháng; Họp chi bộ 01 lần/tháng trước khi họp hội đồng giáo dục. Họp công đoàn, đoàn thanh niên CSHCM 02 tháng/lần.
- Thực hiện nghiêm túc đạo đức nhà giáo, không vi phạm các điều cấm của giáo viên và đảng viên không được làm. Phải có thái độ tôn trọng lãnh đạo, đồng nghiệp trong khi giao tiếp, trao đổi, bàn bạc, đề xuất ý kiến, hội họp.
- Thực hiện tốt các quy định nề nếp, giờ giấc của nội quy trường học và quy chế hoạt động của nhà trường… trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục trong nhà trường.
- Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế dân chủ trong nhà trường, quy chế hoạt động của ban đại diện CMHS…
- Xây dựng kế hoạch hoạt động của các PTTĐ, các cuộc vận động, kế hoạch thực hiện thanh kiểm tra nội bộ trường học, kế hoạch giáo dục pháp luật, kế hoạch thực hành tiết kiệm chống lãng phí… triển khai yêu cầu CBGNNV thực hiện nghiêm túc có hiệu quả.
3.2. Nâng cao hiệu quả làm việc của bộ máy tổ chức của nhà trường
- Phối hợp các đoàn thể phân công công tác tổ chức trong nhà trường ngay từ đầu các năm học.
- Thành lập, biên chế tổ chuyên môn, tổ hành chính theo điều lệ trường quy định. Hiệu trưởng bổ nhiệm và chọn cử các tổ trưởng, tổ phó, thư kí hội đồng và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường…
- Tạo điều kiện cho các đồng chí tổ trưởng, tổ phó tham gia học tập các lớp bồi dưỡng chuyên môn, bồi dưỡng quản lý giáo dục.
 - Huy động dân số trong độ tuổi đến trường, duy trì số lượng học sinh, giảm tỉ lệ học sinh đi học không chuyên cần: Làm tốt công tác tuyên truyền vận động học sinh ra lớp và đi học chuyên cần đảm bảo 100%. Phối kết hợp chặt chẽ với Đảng ủy, chính quyền địa phương, ban chỉ đạo phổ cập, hội dồng giáo dục xã, các ban ngành đoàn thể, hội cha mẹ học sinh, trưởng bản, bí thư, hội phụ nữ, đoàn thanh niên… trong công tác tuyên truyền vận động và và duy trì số lượng học sinh, giảm thiểu tối đa số lượng học sinh đi học không chuyên cần.
3.3. Đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý
- Tuyên truyền vận động, tạo điều kiện tốt nhất cho đội ngũ cán bộ giáo viên  tham gia học tập các lớp nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị cho đội ngũ quản lý giáo dục đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp phát triển giáo dục. Đánh giá đúng thực trang đội ngũ quản lý giáo dục.
- Tăng cường công tác dự báo về quy mô trường lớp, cơ cấu để đáp ứng mục tiêu giáo dục. Xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo theo từng giai đoạn cho từng cấp học.
- Tăng cường công tác thanh kiểm tra, tư vấn thức đẩy cho đội ngũ GV. Thực hiện quy chế dân chủ trong trường học, giữ vững kỷ cương trường lớp.
- Không ngừng động viên đội ngũ trong việc tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, dự giờ thăm lớp học hỏi đồng nghiệp, tham quan học hỏi các trường bạn.
- Thường xuyên nghiên cứu tài liệu, sách tham khảo, trao đổi và thảo luận về đổi mới phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học có hiệu quả, đổi mới cách kiểm tra đánh giá, xếp loại học sinh để nâng cao chất lượng dạy học.
- Thường xuyên bồi dưỡng ứng dụng CNTT trong giảng dạy cho đội ngũ. Thành lập tổ cốt cán ứng dụng CNTT có trách nhiệm xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo viên nhằm nâng cao trình độ tin học để ứng dụng vào công tác soạn giảng, quản lý nâng cao chất lượng dạy học.
- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo định kì đảm bảo thời gian, chất lượng các buổi sinh hoạt. Nội dung tập trung vào đổi mới PPDH, hình thức tổ chức các hoạt động, làm và sử dụng đồ dùng dạy học.
- Thường xuyên tổ chức cho cán bộ giáo viên tham quan học hỏi kinh nghiệm quản lý, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học có hiệu quả, các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học, xây dựng cảnh quan, trang trí lớp học và thực hiện các phong trào thi đua trong năm học…
3.4. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh
- Thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào. Tổ chức kiểm tra đánh giá công bằng, khách quan đối với người học, luôn đổi mới công tác dạy và học, kiểm tra đánh giá.
- Làm tốt công tác giáo dục cho HS thông qua các hoạt động trong các bài học với nhiều hình thức tổ chức phong phú và đa dạng theo các chủ đề, chủ điểm mang tính GD cao, nêu gương người tốt việc tốt để HS học tập làm theo.
- Xây dựng môi trường học tập hòa nhập thân thiện, tạo điều kiện cho các em đến trường đến lớp.
- Phối kết hợp chặt chẽ với chính quyền xã, thôn bản và ban đại diện cha mẹ HS tuyên truyền vận động duy chì số lượng học sinh trong các buổi học, quản lý chặt chẽ số lượng học sinh được giao.
- Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá, quản lý chất lượng của các khối lớp, từng học sinh để tư vấn thúc đẩy nâng cao chất lượng đảm bảo tỷ lệ học sinh khá, giỏi, giảm tỷ lệ học sinh chưa đạt chuẩn.
- Tổ chức tốt các kỳ thi cấp trường, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh tham gia các cuộc thi cấp huyện …
3.5. Huy động nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, xây dựng cảnh quan, môi trường
- Làm tốt công tác tuyên truyền vận động chính quyền xã, thôn bản, các cơ quan ban ngành, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, nhân dân, hội cha me HS để huy động nhân lực, vật lực xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học, xây dựng cảnh quan, môi trường.
- Tổ chức quản lý, sử dụng nguồn quỹ đúng theo nguyên tắc tài chính kế toán. Công khai các nguồn thu chi của nhà trường, thực hiện tốt quy chế chi tiêu nội bộ. Thu các nguồn quỹ đúng theo quy định, quản lý hiệu quả nguồn quỹ, sử dụng đúng mục đích. Đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho giáo viên và học sinh. Thanh quyết toán kịp thời, đúng quy định.
- Công khai việc thu chi trong nhà trường dưới sự giám sát của ban thanh tra nhân dân, Hội đồng trường, các đoàn thể, BĐD cha mẹ học sinh…
III. Xây dựng kế hoạch dự toán ngân sách năm 2022 và kế hoạch tài chính 3 năm 2022-2024 kế hoạch đầu tư giai đoạn 2021-2025.
- Nhà trường đã tiến hành lập kế hoạch dự toán sử dụng ngân sách ngân sách năm 2022 và kế hoạch tài chính 3 năm 2022-2024 kế hoạch đầu tư giai đoạn 2021-2025 theo hướng dẫn của Phòng (có biểu chi tiết kèm theo)
IV. Đề xuất kiến nghị
1. Đối với phòng Giáo dục và Đào tạo
- Đầu tư xây dựng nhà vệ sinh và tường bao tại điểm trường Nà Pen.
- Trang cấp thiết bị, đồ dùng dạy học lớp 2 và bổ sung sách tham khảo cho thư viện nhà trường.
2. Đối với UBND xã
Phối kết hợp giữa nhà trường với các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội trong công tác huy động số dân trong độ tuổi ra lớp, tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục trên địa bàn xã. 
Trên đây là Kế hoạch phát triển giáo dục năm 2022 (năm học 2022-2023) của trường tiểu học số 2 xã Nà Nhạn./.
 
Nơi nhận:      
  - Phòng GD&ĐT (b/c)
  - Lưu: VP.


 
 
 
 
HIỆU TRƯỞNG


 
 
 
 
 
                           Hồ Thị Hà

 
 

Nguồn tin: Trường tiểu học số 2 xã Nà Nhạn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây